Lựa chọn máy chủ nào cho doanh nghiệp nhỏ?

Nhiều doanh nghiệp nhỏ mới thành lập vẫn còn chưa xác định được với nhu cầu hiện tại thì máy chủ nào là phù hợp hay liệu có cần sử dụng máy chủ hay không? Trên thực tế, máy chủ đang dần thay đổi phương thức vận hành của các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà có khi họ không nhận ra. Bên canh việc giảm thiểu chi phí trong dài hạn, sử dụng máy chủ còn giúp tăng hiệu quả công việc. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ lại cứ băn khoăn về việc mua hay không mua máy chủ.

Lựa chọn máy chủ nào cho doanh nghiệp nhỏ?

Nhiều doanh nghiệp nhỏ mới thành lập vẫn còn chưa xác định được với nhu cầu hiện tại thì máy chủ nào là phù hợp hay liệu có cần sử dụng máy chủ hay không?


Trên thực tế, máy chủ đang dần thay đổi phương thức vận hành của các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà có khi họ không nhận ra. Bên canh việc giảm thiểu chi phí trong dài hạn, sử dụng máy chủ còn giúp tăng hiệu quả công việc. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ lại cứ băn khoăn về việc mua hay không mua máy chủ.

Nếu vậy, hãy cùng điểm qua một số điểm sau đây, để dễ dàng hơn trong việc quyết định lựa chọn máy chủ nào phù hợp cho doanh nghiệp mình.


Máy chủ đám mây


Cloud hay điện toán đám mây đã không còn xa lạ gì những năm gần đây trên thế giới và cả ở Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp nhỏ hạn chế về không gian làm việc và hệ thống IT cơ bản, thì máy chủ đám mây (Cloud server) có thể xem là lựa chọn hợp lý cho web và email thay vì máy chủ vật lý. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý đến những hạn chế của máy chủ đám mây khi số lượng người dùng và lưu lượng lưu trữ gia tăng. Và nhất là khi bạn cần một máy chủ lâu dài, có thể nâng cấp được và không hạn chế về tính năng thì máy chủ tại chỗ là một chọn lựa dần chiếm ưu thế.


Nếu chọn máy chủ vật lý: lắp sẵn hay tự ráp sẽ phù hợp hơn?


Sau khi cân nhắc và chọn máy chủ vật lý, thì doanh nghiệp sẽ lại có hai lựa chọn là máy chủ lắp sẵn hay tự lắp ráp. Cả hai loại này đều có những điểm mạnh và yếu riêng. Khi tự ráp một dàn máy chủ, doanh nghiệp sẽ có cơ hội lựa chọn và tuỳ chỉnh nhiều hơn để phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Còn với dàn máy lắp sẵn, doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương án phù hợp trong khuôn khổ tích hợp và một loạt lợi ích kèm theo như phần mềm, bảo hành và hỗ trợ trực tiếp từ hãng. Hoặc với máy chủ dạng pre-built, doanh nghiệp đơn giản chỉ cần tự cài đặt ổ cứng, RAM và các thiết bị khác. Trong trường hợp doanh nghiệp nhỏ chưa có bộ phận IT lớn hoặc chưa từng lắp ráp máy chủ trước đây, thì loại được lắp ráp sẵn của các thương hiệu uy tín trên thị trường như Dell, HPE, Supermicro, Lenovo, Cisco,…là phương án tốt nhất.


Sử dụng máy chủ như thế nào?

Để lựa chọn máy chủ phù hợp, trước hết cần xác định rõ nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp để đầu tư hiệu quả nhất. ​

File Server hay NAS?

Nếu doanh nghiệp có khoảng 20 người dùng chung hệ thống thì không nhất thiết phải đầu tư cả một server Windows hay Linux. Sử dụng NAS – thiết bị lưu trữ gắn mạng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm túi tiền kha khá cho phần cứng và điện tiêu thụ. Còn hệ thống file server phù hợp với doanh nghiệp có nhiều nhân sự hơn và cần sử dụng các tính năng chuyên dụng như tự động back-up và truy cập VPN. Ngoài ra, file server còn hỗ trợ nhiều ổ cứng và SSD hơn NAS. Phần lớn chi phí đầu tư cho file server sẽ được sử dụng cho các thành phần lưu trữ, đặc biệt là RAID để giúp tăng tốc độ hoạt động.

Email

Để trang bị một máy chủ cho email, doanh nghiệp sẽ cần một hệ thống đủ mạnh với bộ vi xử lý “cấp máy chủ”. Mặc dù có thể sử dụng dạng máy trạm desktop kiểu cũ để tiết kiệm chi phí nhưng hệ thống này không đủ ổn định và đáng tin cậy để sử dụng liên tục cho doanh nghiệp trong dài hạn. Thông thường doanh nghiệp sẽ cần bộ vi xử lý 4 nhân, ít nhất 4GB RAM trở lên và khả năng mở rộng cho 6 hoặc 8 ổ cứng khi kết hợp với máy chủ lưu trữ.

Khả năng ảo hoá

Tính năng này cho phép doanh nghiệp tận dụng hết khả năng của một máy chủ vật lý duy nhất. Khả năng ảo hóa giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tự xây dựng được một hệ thống IT với các thành phần ảo hoá thay vì phải đầu tư 3 đến 4 máy chủ khác nhau. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, doanh nghiệp cần bộ vi xử lý hỗ trợ ảo hoá, bộ nhớ vật lý đủ lớn cũng như dung lượng lưu trữ. Và cuối cùng, có thể sẽ cần đầu tư nhiều hơn một card mạng để tránh tình trạng nghẽn nút cổ chai khi nhiều máy chủ ảo chạy cùng lúc.