Huawei, ba thập kỷ khôn ngoan tiến tới vị thế toàn cầu

Tạm gác lại những khía cạnh chính trị và an ninh quốc gia của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, không ai có thể phủ nhận rằng hãng công nghệ viễn thông Trung Quốc đã và đang khiến thế giới phải trầm trồ và kinh ngạc trước sự vươn lên mạnh mẽ chỉ trong một vài năm gần đây. Khác với nhiều doanh nghiệp Trung Quốc, ông lớn ngành viễn thông này không chỉ dừng lại tại thị trường nội địa, mà còn chi phối nhiều thị trường ở khắp các châu lục như châu Âu, châu Á và châu Phi.

Tạm gác lại những khía cạnh chính trị và an ninh quốc gia của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, không ai có thể phủ nhận rằng hãng công nghệ viễn thông Trung Quốc đã và đang khiến thế giới phải trầm trồ và kinh ngạc trước sự vươn lên mạnh mẽ chỉ trong một vài năm gần đây. Khác với nhiều doanh nghiệp Trung Quốc, ông lớn ngành viễn thông này không chỉ dừng lại tại thị trường nội địa, mà còn chi phối nhiều thị trường ở khắp các châu lục như châu Âu, châu Á và châu Phi.

Năm 1987 trong bi cnh Trung Quốc đang phải phthuộc vào nguồn cung nước ngoài cho các thiết bị viễn thông, Nhậm Chính Phi, một cựu kỹ sư của quân đội Trung Quốc thành lập ra Huawei tại Thâm Quyến, với ý nghĩa “Thành tựu Trung Quốc”. Số vốn đầu tư ban đầu chỉ vỏn vẹn 5.000 USD. Nay giá trị ròng ca thương hiệu đã đạt tới 7,3 tỷ USD và không ngừng thăng hạng trong các bảng xếp hng thương hiệu toàn cầu. Nhưng chính xác thì Huawei lớn đến mức nào?

30 năm trước, Huawei chủ yếu hoạt động với tư cách là đại diện tại Đại lục cho một công ty tại Hồng Kông, kinh doanh thiết bị cáp và chuyển mạch viễn thông. Sau khi chiếm lĩnh thị trường nội địa với những sản phẩm công nghệ tự sản xuất, năm 1990, Huawei bước ra thị trường quốc tế. Chiến lược chủ yếu của hãng lúc này là giá cả siêu cạnh tranh, một thế mạnh mà khó có đối thủ nào dám theo kịp. Rất nhiều hãng viễn thông quốc tế lúc bấy giờ thường xuyên cáo buộc Huawei ăn cắp ý tưởng sản phẩm, thậm chí những công ty như Cisco Systems hay Motorola từng cáo buộc hãng này trộm cắp bí mật thương mại.

Tuy vậy, các sản phẩm và giải pháp công nghệ của hãng vẫn nhanh chóng được bán và triển khai ở 170 quốc gia và phục vụ nhu cầu của hơn 1/3 dân số thế giới. Theo ước tính của Reuters, lợi nhuận của hãng tăng theo cấp số nhân, lên đến 116% trong vòng 3 năm từ năm 2014 đến 2017 và chạm ngưỡng 92 tỷ USD năm ngoái.

Từ sau khi bị chính quyền Mỹ đưa vào danh sách đen, Huawei gần như bị cả thế giới quay lưng. Giữa lúc đó, ông chủ tập đoàn Nhậm Chính Phi vẫn tự tin phát biểu với đài CNN như sau: “Chúng tôi không phải công ty đại chúng, do đó chúng tôi không cần lo về việc giảm lợi nhuận dẫn tới sụt giảm giá cổ phiếu. Chúng tôi có thể giảm nhân viên và giảm chi phí một chút, nhưng Huawei vẫn sẽ tồn tại”.

3 nhóm hoạt động kinh doanh của Huawei

Carrier Network Business Group (CNBG): hoạt động cung cấp giải pháp và sản phẩm công nghệ về mạng không dây, mạng cố định, dịch vụ toàn cầu, giải pháp năng lượng công nghệ…

 

Enterprise Business Group (EBG): trung tâm dịch vụ dữ liệu và sản phẩm lưu trữ của Huawei, có nhiệm vụ nhận, phân tích, dịch, giữ và lưu trữ tất cả các thông tin được dẫn đến.

 

Consumer Business Group (CBG): là nhóm kinh doanh mũi nhọn của Huawei nhằm tấn công vào phân khúc thiết bị cầm tay cá nhân và điện thoại thông minh.

Tăng trưởng YoY (Year Over Year) là mức độ tăng tưởng về kết quả tài chính so với cùng thời điểm năm trước

Hiện tại, nhóm Carrier Business đang đem về nguồn doanh thu lớn nhất với trên 50%, đưa tập đoàn Huawei trở thành nhà cung cấp dịch vụ mạng phát triển nhanh nhất thế giới. Hai nhóm còn lại (Enterprise Business và Consumer Business) chứng kiến tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.

 

Sở dĩ Huawei vẫn tự tin vào chính mình đến vậy là nhờ những thành tựu lớn mà tập đoàn công nghệ này gặt hái được trong 30 năm qua. Huawei giờ đây đã là nhà sản xuất lớn thứ ba thế giới về thị phần cho các dòng sản phẩm gồm bộ định tuyến, công tắc và các thiết bị viễn thông khác, chỉ sau Alcatel-Lucent và Cisco. Ở mặt trận điện thoại thông minh, dù không có cơ hội được thâm nhập vào thị trường Mỹ nhưng năm ngoái, Huawei cũng đã vượt Apple trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Samsung.

 

Năm 2018, hơn 200 triệu điện thoại mang nhãn hiệu Huawei được bán ra trên toàn thế giới, nâng số lượng smartphone được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài cao gấp 66 lần so với con số năm 2010. Số lượng nhân viên của hãng vào khoảng 180.000 người, làm việc trong một trụ sở đặt ở thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc) có diện tích lên tới 1,25 triệu m2 với không gian làm việc được thiết kế hài hoà với thiên nhiên và các toà lâu đài lấy cảm hứng từ châu Âu.

Giá rẻ vẫn luôn là một trong những chiến lược cốt lõi của Huawei, tuy nhiên, từ lâu triết lý kinh doanh của Nhậm Chính Phi cùng Huawei cũng đã có thêm nhiều sự biến đổi, hướng đến những xu hướng công nghệ mới. Ước tính đến năm 2020 sẽ có khoảng 50 tỷ thiết bị đòi hỏi GPS, la bàn, camera và microphone… những giải pháp và công nghệ sao cho đường ống dữ liệu (pipes) ngày một lớn hơn, thông minh và tiết kiệm năng lượng hơn đang là hướng phát triển chủ đạo của Huawei.

 

Khoảng 10 năm trở lại đây, Huawei đã bắt đầu “học” về khách hàng của mình. Huawei chuyển đổi chiến lược, tập trung đầu tư mạnh mẽ cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Tính đến năm 2018, hãng này đã thành lập 15 viện nghiên cứu và đồng xây dựng 36 trung tâm cải tiến, làm việc trực tiếp với các nhà mạng toàn cầu nhằm thiết kế nên những tuỳ chỉnh cho từng nhu cầu công nghệ của nhà mạng, cũng như tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Cũng theo số liệu năm 2018 do Huawei công bố, cho biết hãng đầu tư tới 13 tỷ USD cho các hoạt động R&D, cao nhất trong số các hãng công nghệ tại Trung Quốc. Chi phí R&D của hãng thường chiếm tới 14,6% tổng doanh thu hàng năm.

Năm 2016, Huawei được Tập đoàn tư vấn Boston (Mỹ) xếp hng 46 trong danh sách những công ty sáng to nht toàn cầu, đồng thời cũng là công ty có số lượng đăng ký bằng sáng chế tại Hiệp ước Hợp tác Sáng chế Toàn cầu nhiều nhất trong vòng 2 năm liên tiếp 2015 – 2016. Tính đến ngày 31/12/2017, Huawei công bố mình đang sở hữu 74,326 bằng sáng chế, 90% trong số đó là bằng sáng chế phát minh. Công ty cũng đang nộp hồ sơ xin hơn 64,091 bằng sáng chế tại Trung Quốc và 48,785 bằng sáng chế ở nước ngoài.

Trong lúc có gần 200 hệ thống mạng 4G đang được sử dụng và còn hoạt động tại 75 quốc gia, và còn khoảng 200 dự án khác đang trong giai đoạn kế hoạch thì đội ngũ R&D của Huawei đã phát triển hệ thống 5G từ năm 2009 và dự tính sẽ bắt đầu thương mại hoá công nghệ này vào năm 2020. Năm 2014, Huawei đã thiết lp mng điện thoi 5G đầu tiên trên thế giới tại Isle of Man. Tính đến hiện tại, Huawei đã ký 32 hợp đồng thương mại liên quan đến giải pháp 5G và hiện đang chạy thử nghiệm mạng 5G với hơn 50 đối tác trên toàn thế giới.

Đầu tư phát triển mạng 5G được coi là điều kiện tiên quyết cho những ai muốn trở thành người dẫn đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Theo dự đoán của trang dữ liệu quốc tế IHS Markit (Mỹ), cho đến năm 2035, kỷ nguyên mạng 5G có thể đem về 12.300 tỷ USD cho kinh tế toàn cầu, tạo thêm 22 triệu việc làm mới. Trước tiềm năng khổng lồ này, các tập đoàn công nghệ đều đang ráo riết bước vào “cuộc đua 5G” bởi không ai muốn trở thành “trâu chậm uống nước đục”.

 

Mặc dù tiến hành nghiên cứu từ rất sớm, Huawei không tiếp cận theo hướng phát triển phần cứng hay hạ tầng cơ sở mạng lưới 5G, mà để ngỏ cuộc đua này cho hàng loạt công ty công nghệ Mỹ như Cisco, Intel, Broadcom, IBM,…Thay vào đó, Huawei dành thời gian và nguồn lực để phát triển các linh kiện bán dẫn, thiết bị chuyển đổi mạng (4G sang 5G) cùng các sản phẩm điện tử 5G như điện thoại thông minh, máy tính, TV…Thực tế, con đường mà Huawei lựa chọn cũng không hề dễ đi bởi ở mảng nào cũng có những đối thủ đáng gờm.

Theo nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường Aututu Benchmark (Trung Quốc), Q6/2016, Qualcomm (Mỹ) và MediaTek (Đài Loan) là hai nhà cung ứng chip cho điện thoại thông minh lớn nhất, trong đó Qualcomm chiếm đến gần 40%. Thế nhưng, bức tranh này có phần thay đổi khi đầu năm 2018, công ty bán dẫn HiSilicon thuộc sở hữu của Huawei bắt đầu tự sản xuất chip cho điện thoại thông minh của mình.

 

Ngay ở năm đầu tiên tự sản xuất chipset, doanh thu mà HiSilicon kiếm được bằng khoảng 1/4 doanh thu của Qualcomm, tương đương với 22,3 tỷ USD và dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trong năm nay. Với hơn 2/3 thiết bị cầm tay của Huawei được phát hành trong năm 2018 sử dụng chip HiSilicon.

 

Mặc dù vâỵ, Qualcomm vẫn có phần dẫn trước trong cuộc đua phát triển chip modem 5G khi đang sở hữu số mẫu chip 5G nhiều nhất thế giới: Qualcomm’s Snapdragon X50, Qualcomm’s Snapdragon X55 và Qualcommn’s FSM100xx. Với mẫu chip X50 đầu tiên, Qualcomm đã xác nhận một danh sách dài những nhà sản xuất sẽ dùng modem 5G X50 trong năm 2019 bao gồm: Xiaomi, OPPO, Vivo, Sony Mobile, Motorola, Asus, LG Electronics, NetComm, Kailu Technology (WNC)… Chip X55 của Qualcomm được trình làng tại Hội nghị Thế giới Di động diễn ra đầu năm nay, là modem đầu tiên hỗ trợ tất cả các biến thể của 5G và tích hợp cả 4G LTE, 3G, 2G và CDMA trong một con chip duy nhất.

 

Còn phía Huawei, chip Balong 5000 là loại chip 5G duy nhất là Huawei đang sở hữu, sẽ được tích hợp đầu tiên trong Huawei Mate X và sau đó là trong Huawei Mate 20 X 5G. Loại chip này được giới chuyên môn đánh giá ngang ngửa với chip X55 của Huawei khi cũng có thể hỗ trợ cả mạng 2G, 3G, 4G và cả hai kiến trúc mạng 5G NSA và SA. Thế nhưng, dù đang tự sản xuất chip 5G và phát triển với tốc độ cực nhanh, Huawei ít có khả năng mở rộng thị trường bởi lý do chính trị, vì vậy giới phân tích cho rằng Qualcomm tiếp tục là nhà cung ứng chip 5G tiềm năng nhất thế giới.

Năm 2017, Huawei đã vượt qua các công ty Bắc Âu để trở thành nhà sản xuất trạm di động, bộ định tuyến (router) và thiết bị mạng lớn nhất thế giới. Theo trang dữ liệu quốc tế IHS Markit (Mỹ), năm 2017, Huawei chiếm thị phần lớn nhất trong việc cung cấp các thiết bị chuyển đổi mạng 5G với 28%, nhưng vị trí đứng đầu này không hề vững vàng bởi Ericsson theo ngay sau với 27% thị phần.

Tại Bắc Mỹ, Huawei chỉ chiếm được 1% doanh thu. Ericsson đang sở hữu một yếu tố quan trọng mà Huawei còn thiếu, đó là sự chấp thuận từ các cơ quan an ninh quốc gia phương Tây. Tháng 9/2018, T-Mobile, nhà cung cấp dịch vụ di động lớn thứ ba của Mỹ đã ký một hợp đồng 3,5 tỷ USD với Ericsson cho dự án triển khai mạng 5G. Tại Thuỵ Sỹ, tháng 4/2019, Ericsson cũng thành công trong việc ký kết với nhà điều hành Swisscom – nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất ở nước này để cung cấp các thiết bị phủ sóng mạng 5G trên 54 thành phố tại đây. Tập đoàn viễn thông lớn nhất Đan Mạch TDC cũng đã lựa chọn hãng Ericsson thay cho Huawei, cũng nhà cung cấp hiện nay, để phát triển hệ thống chuyển đổi mạng di động 5G.

 

Tuy nhiên, Huawei vẫn hoạt động khá tốt tại các khu vực khác của thế giới như châu Á, châu Âu và Trung Đông.

Sau khi đã vượt mặt Apple để trở thành hãng sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới trong Q2/2018, Samsung và Huawei đang ở trong một trận chiến căng thẳng nhằm giành ngôi bá vương ngành công nghiệp smartphone. Chạy đua sản xuất và giới thiệu điện thoại 5G là một phần quan trọng trong trận chiến đó.

 

Tại triển lãm di động toàn cầu MWC tháng 2/2019, Samsung đã chính thức trình làng thế hệ Galaxy S10 5G, mẫu smartphone 5G đầu tiên của hãng. Ngay sau đó, vào tháng 3/2019, Huawei giới thiệu Huawei Mate X, điện thoại hỗ trợ mạng 5G có thể gập lại thành một chiếc điện thoại thông minh mỏng 6,6 inch và mở ra thành một chiếc máy tính bảng 8 inch. Sự ra mắt Mate X của Huawei đã tạo ra một cuộc chiến cạnh tranh trực tiếp với với điện thoại gập Galaxy Fold và Galaxy S10 5G của Samsung.

 

Nhiều nhà công nghệ cho rằng, Huawei có lợi thế so với các công ty khác khi tung ra các thiết bị 5G vì hãng này có thể tự cung cấp đầy đủ các thiết bị cần thiết để có được mạng không dây hoạt động. Thế nhưng, Huawei vẫn cần phải dè chừng Samsung khi tại thời điểm này, Samsung vẫn chiếm giữ miếng bánh thị phần smartphone lớn nhất thế giới, cùng lúc hãng công nghệ này cũng bắt đầu có thể tự sản xuất các linh kiện bán dẫn cho sản phẩm của riêng mình.

Không chỉ nhiều đối thủ cạnh tranh, Huawei đang bị chính quyền Mỹ tấn công nặng nề. Tổng thống Donald Trump ngày 16/05 vừa rồi đã liệt kê Huawei vào “danh sách đen”, qua đó cấm các hoạt động giao dịch thương mại, công nghệ giữa các công ty Mỹ với hãng công nghệ này. Ngày 20/05, các tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ như Google, Qualcomm, Intel…đồng loạt thông báo ngừng cung cấp phần mềm và các linh kiện quan trọng cho Huawei. Sau đó, ngày 26/05, Huawei bị Liên minh Wi-fi (Wi-Fi Alliance) giới hạn tư cách thành viên và hiệp hội thẻ nhớ SD gạch tên.

 

Ryan Koontz – chuyên gia phân tích tài chính của Rosenblatt Securities (Mỹ) nhận định rằng, Huawei đang “chủ yếu dựa vào các hãng sản xuất thiết bị bán dẫn của Mỹ, vì thế sẽ tê liệt nghiêm trọng nếu không có nguồn cung này”.

 

Lời nhận định này không phải là không có lý. Theo danh sách các nhà cung cấp cốt lõi được Huawei công bố năm 2018, trong 92 nhà cung cấp công nghệ, có đến 33 nhà cung cấp đến từ Mỹ. Cụ thể, Intel hiện là hãng cung cấp chip server chính cho Huawei, Qualcomm cung cấp vi xử lý và modem cho smartphone, Xilinx cung cấp bán chip có khả năng lập trình dùng trong thiết bị mạng, còn Broadcom bán thiết bị chuyển mạch. Vì vậy, mhiều nhà kinh tế dự đoán rằng, việc thiếu hụt những sản phẩm bán dẫn này sẽ ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển mạng 5G của Huawei nói riêng và toàn thế giới nói chung. Nhất là khi ở thời điểm hiện tại, Huawei đã ký hàng chục hợp đồng thương mại 5G trên khắp thế giới, gồm 25 hợp đồng tại châu Âu và 10 hợp đồng tại Trung Đông.

Thế nhưng, Huawei chưa bao giờ ngồi yên chờ “bão” tới và đã lường trước những trắc trở có thể xảy ra trên con đường chinh phục vị trí đứng đầu mạng viễn thông 5G. Chính vì vậy, Huawei đã sớm có những sự chuẩn bị cho mọi tính huống xấu nhất có thể xảy ra.

 

Về các linh kiện bán dẫn, ngày 17/05, ông He Tingbo, người đứng đầu hãng sản xuất chip HiSilicon thuộc Huawei, đã lên tiếng gạt bỏ những lo ngại về việc gián đoạn nguồn cung ứng linh kiện bởi Huawei đã chuẩn bị cho điều này từ rất lâu. Chỉ trong vòng 1 năm, HiSilicon đã tự sản xuất được số chip trị giá 7,5 tỷ USD. Thực tế, con số này vẫn còn khá nhỏ so với khoảng 21 tỷ USD mà Huawei bỏ ra để mua chip từ các đối tác bên ngoài. Thế nhưng với nền tảng sẵn có và tốc độ sản xuất rất nhanh, khi nguồn cung ứng từ các đối tác bên ngoài bị cắt bỏ, Huawei vẫn hoàn toàn có thể tự chủ trong việc sản xuất các chipset của riêng mình.

 

Hơn nữa, theo báo cáo của ngân hàng Haitong và công ty nghiên cứu thị trường Canalys, cuối năm 2018, Huawei đã mua dự trữ những linh kiện quan trọng từ các công ty Mỹ đủ dùng trong một năm. Điều này cho thấy rằng họ vẫn có thể tiếp tục sản xuất với công nghệ cốt lõi từ Intel và Qualcomm thêm một thời gian nữa, trước khi sẵn sàng chuyển hoàn toàn sang linh kiện “cây nhà lá vườn”.

 

Về phần mềm và hệ điều hành, vào tháng 3/2019, Giám đốc mảng di động của Huawei, ông Richard Yu Chengdong đã chính thức xác nhận sự tồn tại của một dự án đã kéo dài từ năm 2012 về việc phát triển hệ điều hành riêng cho điện thoại thông minh và máy tính bảng mang tên HongMeng, nhằm mục đích phát triển giải pháp thay thế hệ điều hành Android của Google. “Nếu chúng tôi không thể sử dụng hệ điều hành Android nữa, chúng tôi sẽ sẵn sàng với kế hoạch B của mình”, ông Yu khẳng định.

 

Mặc dù đã có sự chuẩn bị trước nhưng những biến động lớn này vẫn đẩy Huawei vào thế căng thẳng. Theo trang Bussiness Insider, các nền tảng di động cần một hệ sinh thái mạnh, đặc biệt là khi nói đến các ứng dụng. Việc thiếu ứng dụng gần như chắc chắn dự báo về cái chết của bất kỳ một hệ điều hành mới nào. Đây chính là lý do khiến nhiều “gã khổng lồ” công nghệ, dù đã tìm cách phá vỡ thế độc quyền của các hệ điều hành, như Microsoft với Windows Mobile, Samsung với Tizen hay Symbian của Nokia, nhưng đều thất bại. Android và iOS hiện vẫn chiếm tới 99,9% thị phần smartphone. Vì vậy, việc Google rút giấy phép sử dụng Android chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến người sử dụng điện thoại thông minh của Huawei trên toàn cầu. Đồng thời, người dùng toàn cầu cũng e ngại hơn khi lựa chọn sản phẩm của Huawei, điều này khiến giá sản phẩm giảm mạnh. Với sự phát triển, vươn lên thần kỳ trong 30 năm qua, cùng tầm nhìn xa về những khó khăn trước mắt, liệu Huawei có thể vượt qua những biến động này?